Những hiểu lầm thường gặp khiến Blockchain bị đánh đồng là lừa đảo

Những hiểu lầm thường gặp khiến Blockchain bị đánh đồng là lừa đảo. Hiện nay có khá nhiều các hiểu lầm về Blockchain lừa đảo, khiến cho công nghệ này bị không ít người tẩy chay. Điều này, tác động rất lớn đến tình hình phát triển của các Công ty công nghệ đang sử dụng Blockchain làm nền tảng để phát triển những ứng dụng thông minh, giúp cuộc sống trở nên tiện ích hơn. 

 

Thực tế, Blockchain được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: Tài chính, Bất động sản, Marketing… mang lại rất nhiều giá trị, giúp cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, một số người xấu lại lợi dụng những tính năng ưu việt của Blockchain vào mục đích riêng để trục lợi như hoạt động cờ bạc, giao dịch bất hợp pháp, làm bình phong cho các hình thức gian lận ICO… Chính những điều này đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ của mọi người, khiến chúng ta nghĩ rằng Blockchain lừa đảo. Ảnh hưởng tới những doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ Blockchain cũng bị ảnh hưởng không kém như thông tin Tập đoàn Ecoworld lừa đảo là hoàn toàn sai lệch.

 

Có thể thấy, sự lừa đảo ở đây là do ý thức của người sử dụng và vận hành Blockchain. Còn Blockchain chỉ là một công cụ sử dụng vô tri vô giác không thể lừa đảo nếu như không có bàn tay con người điều khiển. 

 

Blockchain bị đánh đồng là lừa đảo

 

Do đó, mọi người cần làm rõ một số hiểu lầm để không đánh đồng Blockchain là lừa đảo. 

 

Blockchain bị đánh đồng là lừa đảo về Bitcoin (tiền ảo)

 

Phải công nhận, Blockchain và Bitcoin có mối liên hệ chặt chẽ với, cụ thể như: 

  • Blockchain là công nghệ dùng để ghi chép thông tin (các khối dữ liệu).
  • Tiền điện tử là một trong những cách phổ biến và được biết đến nhiều nhất sử dụng blockchain.
  • Bitcoin là ví dụ đầu tiên và phổ biến nhất về tiền điện tử.

Chính vì có những mối liên hệ như trên nên người ta thường hiểu lầm Blockchain là Bitcoin. Trong khi đó, tội phạm lừa đảo Bitcoin rất nhiều. Vào năm 2017, trung tuần tháng 11, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội đã nhận được gần 20 đơn thư của bị hại bị lừa đảo, chiếm đoạt gần 30 tỷ đồng thông qua hình thức huy động vốn đầu tư tiền “ảo” Bitcoin.

 

Rất nhiều người đã bị dính bẫy tội phạm vì được các nhà cái câu dẫn, với số vốn bỏ ra ít ỏi nhưng có thể thu lại lợi nhuận lớn. Do nảy sinh lòng tham nên người dân tham gia đầu tư nhiều tiền. Một khi tài khoản mã hóa ảo thâu tóm được nhiều người và đạt tới số tiền “khủng” nhất định thì sẽ bị nhà cái đánh sập và chiếm đoạt số tiền ảo đã đầu tư. 

 

Do đó, khi nhắc đến Blockchain người ta cho rằng đây là một hình thức của Bitcoin, là công nghệ lừa đảo, hoạt động theo mô hình đa cấp, khiến người chơi bị lừa hết tiền. 

 

Thực tế, Blockchain là công nghệ mang tính đột phá trong tương lai, được thiết kế như một sổ cái kỹ thuật số phân tán và phi tập trung. Một Blockchain là một chuỗi gồm nhiều khối được kết nối và bảo đảm bằng các mật mã. Trong bối cảnh tiền điện tử như hiện nay, công nghệ Blockchain có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ hồ sơ vĩnh viễn của tất cả các giao dịch đã được xác nhận.

 

Muôn vẻ lừa đảo trong thế giới Token

 

Có thể nói đại diện cho thế giới Token chính là Bitcoin. Nhiều nhà khoa học lập luận, Bitcoin là kết quả của thuật toán đằng sau công nghệ Blockchain dựa trên cơ chế đồng thuận phân quyền, không phải phân phối bởi một cá nhân nào. Họ cũng nhanh chóng phát hiện sự tương đồng giữa các nhóm đầu tư Bitcoin và mô hình Ponzi” – tức lừa đảo đa cấp.

 

Trên thực tế, sự tương đồng giữa Bitcoin với mô hình Ponzi là do sự tác động tâm lý của những người sở hữu để khuyến khích người khác mua vào, làm tăng giá trị đồng tiền. Các nhóm này thường dụ dỗ người chơi đầu tư bằng các khoản lợi tức siêu khủng, với hình thức giao dịch ẩn danh để tránh né sự theo dõi của cảnh sát và chính quyền. Chính những hoạt động này vô tình làm cho Blockchain trở thành bàn đạp cho các hoạt động đầu cơ, tích trữ tiền tệ và bị nghi ngờ là lừa đảo.  

 

Ứng dụng của Blockchain không lành mạnh

 

Một trong những ứng dụng nổi bật của Blockchain thường được giới đa cấp áp dụng chính là làm bình phong cho các hình thức lừa đảo ICO. Hoạt động này đã tốn không ít giấy mực của giới báo chí, góp phần làm cho người dân đánh đồng là Blockchain lừa đảo. 

 

Blockchain bị đánh đồng là lừa đảo

 

Theo đó, một cá nhân, tổ chức nào đó sẽ cho ra mắt một đồng Token ảo ICO mới, sau đó sẽ truyền tin giá của nó sẽ tăng mạnh vào những ngày tiếp theo, khuyên bạn nên mua tích trữ khi giá thấp và bán ra khi giá cao. 

 

Việc mớm giá đồng ICO rất dễ, họ chỉ cần đưa ra những lệnh thu mua đồng ICO trên thị trường và giá trị sẽ tự động sẽ tăng lên. Điều này sẽ khiến cho các bạn ảo tưởng rằng đồng tiền thật đang lên giá và đổ xô đi mua. Đây đơn giản chỉ là một hình thức lừa đảo có cấp bậc, do ý thức của con người tạo ra. Công bằng mà nói thì Blockchain chỉ là một loại CSDL đơn thuần, công nghệ này không lừa đảo nhưng bị con người làm cho trở thành lừa đảo. 

 

Do đó, để chứng minh những lợi ích thiết thực mà Blockchain mang lại, nhiều Công ty công nghệ vô cùng vất vả trong khâu xử lý truyền thông, để người dùng có thể nắm bắt đúng về bản chất của Blockchain. 

 

Theo kỳ vọng, của các nhà khoa học, Blockchain sẽ được ứng dụng để tạo ra một sàn giao dịch tiền tệ tiên tiến và bảo mật, phục vụ các hoạt động như thanh toán, chuyển tiền… không bị quản lý bởi bên thứ 3. Hệ thống thanh toán điện tử độc lập và phi tập trung, vô cùng minh bạch, rõ ràng dựa trên các bằng chứng toán học và mật mã học.

 

Xem thêm: Blockchain lừa đảo? Đúng hay sai?

In Thư viện

Blockchain lừa đảo hay sự biện minh cho các nhà đầu tư thua lỗ?
Bất chấp tin đồn lừa đảo – Blockchain vẫn là công nghệ dần đầu xu hướng 2020
Công tác chuẩn bị sôi nổi trước Hội thi nấu ăn mừng ngày 8/3 của các phòng ban
Hiểu sai về Blockchain – Nhiều công ty bị đánh đồng lừa đảo
Cơ hội việc làm IT trong môi trường quốc tế tại Ecoworld Technology